Cá nhân tôi hàng ngày vẫn phải mua bán đồ dùng cho gia đình, thường thì tôi hay vào các siêu thị có uy tín để mua, nhưng hễ thấy những người nghèo bán vài ba mớ rau, vài chục quả trứng hay mấy quả mướp gì đó… Tức là vậy phẩm của nhà làm ra không ăn hết mang bán kiếm mấy chục nghìn… tôi thường mua hết và không mặc cả.
Tôi mua hết số hàng để người bán được về sớm còn lo việc gia đình, mua hết cả hàng đẹp, hàng xấu để dùng mà không kén chọn. Nếu về dùng được thì dùng mà không dùng được coi như đó là phần ủng hộ người bán… Tôi vẫn nghĩ rằng, mình chả giàu có gì nhưng trong khả năng của mình có thể giúp người khác có một niềm vui nhỏ thì cũng là điều nên làm!
Nếu những ai bán hàng mà được tôi mua mở hàng, thường rất đắt hàng và hết hàng sớm, Chắc là cũng được cái vía dông dài… Và hôm đó người bán hàng chắc cũng rất vui. Làm cho người khác vui cũng là tạo cái phúc cho con cho cháu…
Nay, Tôi xin được chia sẻ những câu chuyện dưới đây, bạn đọc ngẫm xem đâu đó mình đã từng nghe, từng chứng kiến những chuyện tương tự như thế chưa nha.
Trên đường đi làm về, tranh thủ đi chợ chị H ghé hàng rau, hỏi trịch thượng:
– Mồng tơi bao nhiêu một bó?
– Dạ 6 ngàn ạ.
– Đắt thế, 4 ngàn nhé.
Ngần ngừ một lát rồi cô hàng rau cũng bán 4 ngàn/bó, nhưng khi cô cho rau vào túi, thì chị H đã kịp nhặt thêm 4 quả ớt và mấy nhánh hành. Cô bé ngước mắt nhìn lên, lý nhí:
– Chị ơi chỗ chị lấy thêm ấy 1 nghìn đồng ạ.
– Ơ, con này hỗn nhỉ? Tao tát cho một cái lệch mặt đi bây giờ!
Cô bé bán rau rơm rớm nước mắt chỉ nói lí nhí trong miệng điều gì đó, chỉ nghĩ thầm: “Thôi đành thất hứa với bé con thôi. Hôm qua lỡ hứa mẹ sẽ thưởng cái cặp sách mới vì con được điểm 10 môn toán”.
Ghé vào hàng hoa quả, chị H vặt luôn một quả vải ở chùm đẹp nhất ăn thử, miệng nhồm nhoàm, hỏi:
– Vải bao nhiêu một kilogam?
Anh bán vải có lẽ hơn chồng chị H đến chục tuổi, nhưng lễ phép:
– Dạ 18 ngàn đồng chị ạ.
– Mày bán hay ăn cướp thế, 14 ngàn thôi.
Anh bán vải cũng đồng ý bán 14 ngàn/kg, nhưng khi anh cân xong, trả tiền rồi thì chị vặt thêm mấy quả nữa ở cái chùm đẹp nhất bên sọt phía kia. Anh bán vải tức run lên, vì không chỉ phải buộc lại chùm vải mà những quả cùng chùm bị vặt phải bỏ ra, lỗ đã thấy rõ, nhưng anh đành ngậm ngùi thở dài:
“Hứa mua cho vợ đôi dép mới, thế là phải nói dối bị rơi mất tiền rồi”.
Hôm ấy, chị H và mấy người bạn đi mua sắm (shopping) hết 11 triệu 700 nghìn, chị đưa luôn 12 triệu đồng chẵn, khỏi trả tiền thừa. Bà chủ của hàng (shop) khinh khỉnh nhìn theo lầm bầm:
– Bọn đỹ, chưởng giả học làm sang!
Các chị lại còn tổ chức đi “từ thiện” rầm rộ nữa, cho mấy người thôn quê ít bộ váy áo cũ, rồi rủ nhau đi nhà hàng ăn uống hết 8 triệu 540 nghìn, khi thanh toán chị đưa luôn 9 triệu đồng để dễ chia, khỏi cần trả lại tiền thừa. Ông chủ cười hí hí cảm ơn nhưng khi ra khỏi lại lầu bầu:
– Toàn lũ nạ dòng sồn sồn đua đòi.
Cứ thế, chị H ăn bớt từng xu của người nghèo hèn, rồi chị vung tay mang cho những người không cần thiết.
Ôi xã hội gì lạ thế.
Ngẫm: Nếu có lòng tự trọng, những người như chị H, hãy rộng lòng với người lao động thấp cổ bé họng, chỉ cần mua bán sòng phẳng ở những cửa hàng đồ hiệu thì có thể vô tư mua không chỉ rau, quả mà nhiều thứ khác, là cách gián tiếp giúp người nghèo!
Không hiểu chị H nhận thức con người đến đâu mà tỏ vẻ coi thường những người bán hàng nhỏ lẻ, coi họ là bề dưới, mua bán chịch thượng, ép giá vài nghìn lẻ… nhưng cũng chả để làm gì. Vấn đề ở đây chắc là do đạo đức con người!
@ Ảnh minh hoạ, không liên quan đến bài viết.